- Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại Xi măng khác nhau, nhiều hãng thương hiệu xi măng khác nhau nhưng nhìn chung thành phần lý hóa cấu tạo nên Xi măng cơ bản là như nhau. Ở đây chúng tôi phân tích làm rõ hai loại Xi măng chủ yếu được sử dụng rộng rãi và nhiều nhất trong các công trình xây dựng dân dụng và công nghiệp hiện nay đó là Xi măng PC và PCB
- Về thành phần hóa học của Xi măng và mác Xi măng hiện nay có thể nói không phải ai cũng biết về nó thậm trí một bộ phận ít kỹ sư hiện trường cũng không để ý đến chi tiết này thường thì xi măng được cấp đến công trường là đưa vào sử dụng và không kiểm tra xem xi măng PC hay PCB mác bao nhiêu
- Vì vậy bài này chúng tôi sẽ làm rõ khái niệm về xi măng PC, Xi măng PCB và các mác tương ứng của nó, so sách hai loại xi măng này để chúng ta lựa chọn Xi măng trước khi sử dụng.
Lựa chọn theo nhãn hiệu, thương hiệu của nhà sản xuất xi măng
Lựa chọn theo thông sổ kỹ thuật, chủng loại của xi măng
Hiện nay trên thế giới người ta đã sản xuất tới 40 chủng loại xi măng khác nhau như: xi măng Pooclang, xi măng Pooclang hỗn hợp, xi măng Pooclang xỉ, xi măng Pooclang bền sunfat, xi măng Pooclang ít toa nhiệt, xi măng Pooclang đóng rắn nhanh, xi măng Poolang giãn nở, xi măng trắng, xi măng mầu …vv
Xi măng PC là loại xi măng Pooclang được nghiền từ Clinker với một lượng nhỏ thạch cao ( chiếm từ 4 -5%). Chất lượng xi măng Pooclang được xác định theo TCVN 2682:2009 gồm các mác PC 30, PC 40 và PC 50
Xi măng PCB là loại xi măng Pooclang được nghiền từ hỗn hợp Clinker, thạch cao và chất phụ gia ( trong đó lượng thạch cao kể cả chất phụ gia không quá 40% trong đó phụ gia đầy không quá 20%). Chất lượng xi măng Pooclang hỗn hợp được xác định theo TCVN 6260:2009, gồm có 3 mác PCB 30, PCB 40 và PCB 50.
Như vậy về cơ bản thì hai loại xi măng không khác nhau nhiều phụ thuộc vào hàm lượng phụ gia mà thôi. Về xi măng PC thì cường độ phát triển thường sớm hơn PCB
Căn cứ theo Bảng 1 – Các chỉ tiêu chất lượng xi măng theo hai TCVN 2682: 2009 và TCVN 6260: 2009 có thể nhận thấy chỉ tiêu chất lượng hai loại xi măng PC và PCB là giống nhau, chỉ khác nhau ở điểm duy nhất là cường độ lúc 3 ngày tuổi.
Như vậy theo bản trên ta nhận thấy cường độ phát triển của hai loại Xi măng như sau:
Tại 3 ngày tuổi xi măng Pooclang PC có cường độ lớn hơn PCB
Tại 28 ngày tuổi thì hai loại xi măng này có cường độ băng nhau
Chất lượng xi măng được đánh giá dựa trên tính chất cơ lý được đo bằng cường độ nén mẫu vật liệu hỗn hợp (1 xi măng + 3 cát + nước tạo mẫu và nén sau 28 ngày, bảo quản mẫu trong dc phòng thí nghiệm ta được cường độ xi măng. Cường độ càng lớn xi măng càng tốt
Hiện nay xi măng tại Việt Nam (không chưa phụ gia khoáng) được quy định mác 30, 40 và 50 có nghĩa là cường độ chịu nén mẫu bê tông đạt 30, 40, 50 N/mm2. Có nghĩa là xi măng PC 30 là xi măng Pooclang mác 30, XM PCB 30 là xi măng Pooclang hỗn hợp (có chưa phụ gia khoáng) mác 30, tương tự như vậy ta có XM Pooclang PC 40 và PCB 40, PC 50 và PCB 50.
Tất cả các loại xi măng đều được thử có lý đúc mẫu nén theo TCVN 6016: 1995.
Như vậy chúng tôi đã phân tích cách nhận biết hai loại Xi măng PC và Xi măng PCB cũng như các mác tương ứng, tính chất cơ lý của hai loại xi măng này.
- Tôi phân tích hai loại này vì trên thị trường hiện nay chủ yếu đang sử dụng cho các công trình xây dựn dân dụng và công nghiệp mà nhiều người cần tìm hiểu, bài tiếp theo tôi sẽ phân tích bề Bê tông tươi và các thành phần cấu tạo nên một khối Bê tông tươi.
--------------------------------------------------
Các bạn quan tâm thêm về các bài viết:
>>> Xem thêm Bê tông tươi tại đây
>>> Xem thêm Bê tông tươi mác 250 tại đây
>>> Xem thêm Bê tông tươi mác 300 tại đây
Chia sẻ bài viết:
CÔNG TY TNHH BIKEN VIỆT NAM